THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 03:36

Cần kiểm soát tác động của mạng xã hội với trẻ em

21/10/2021 | 09:59
(Dân sinh) - Theo hãng tin Reuters, Tiểu ban Bảo vệ người tiêu dùng của thượng viện Mỹ vừa thông báo việc tổ chức phiên điều trần làm rõ những ảnh hưởng của các mạng xã hội như Snapchat, TikTok và YouTube với trẻ vị thành niên.

  Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, Chủ nhiệm Tiểu ban cho biết: "Các tiết lộ gần đây về tác hại với trẻ em khi lên mạng cho thấy các hãng công nghệ lớn đang đối mặt với thời khắc mà các hãng thuốc lá lớn đã từng trải qua - khoảnh khắc của trả giá. Chúng ta cần hiểu rõ ảnh hưởng của các nền tảng phổ biến như Snapchat, TikTok, YouTube với trẻ em và các công ty cần làm gì tốt hơn để giữ an toàn cho trẻ".

20201013_202301_980569_social-media-girls-90.max-800x800

  Trước đó, Tiểu ban Bảo vệ người tiêu dùng của Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần với bà Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook. Người này tiết lộ hàng ngàn tài liệu từng thu thập trong thời gian làm việc cho Facebook, trong đó cáo buộc công ty mạng xã hội đã không bảo vệ người trẻ trên nền tảng của họ.

  Tại Việt Nam, thời gian qua, dư luận đã rất nhiều lần lên tiếng về mối quan ngại trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi tiếp cận với các mạng xã hội một cách thiếu kiểm soát. Từng không ít trẻ bị tai nạn, thậm chí bị thương tích, thiệt mạng do bắt chước theo những nội dung độc hại trên mạng xã hội. Một số trẻ bị lừa đảo, bắt cóc hoặc rơi vào tay đường dây buôn người vì nghe theo dụ dỗ của đối tượng xấu trên mạng xã hội...

  Vấn đề bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội nói riêng, trên không gian mạng nói chung đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam nhiều lần đặt ra. Không ít văn bản hành chính đã được ban hành nhằm điều chỉnh vấn đề này, cùng với đó là một số công cụ được các nhà công nghệ đề xuất nhằm cung ứng cho phụ huynh các giải pháp quản lý con cái. Tuy nhiên, các chủ trương cũng như công cụ hầu như chưa phát huy tác dụng. Vẫn nhiều trẻ em sử dụng mạng xã hội một cách thiếu kiểm soát, nguy cơ đối diện với nhiều hệ lụy.

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

  Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều địa phương tổ chức dạy học trực tuyến thì việc quản lý trẻ em trong tiếp cận và sử dụng mạng xã hội càng phải được quan tâm. Bởi với thời gian ở nhà nhiều, trẻ em được phép sử dụng các thiết bị công nghệ trong thời gian dài - về danh nghĩa là để học hành nhưng nếu không có biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả thì đó sẽ là cơ hội để trẻ truy cập vào các mạng xã hội và người lớn không biết trẻ "học" được những gì trong đó.

  Mỹ là đất nước đặt tự do cá nhân lên hàng đầu mà còn phải "e dè" với các mạng xã hội thì hẳn "thế giới ảo" ở đó chứa đựng nhiều thứ có thể gây bất ổn cho con người, đặc biệt là người trẻ. Vì vậy, một lần nữa vấn đề bảo vệ trẻ em trước các tác động của mạng xã hội cần được đặt ra một cách nghiêm túc và có biện pháp giải quyết căn cơ, khẩn trương, tránh để xảy ra những hệ quả đáng tiếc.

Về phần mình, hai trong số ba hãng công nghệ sở hữu những nền tảng nói trên cũng đã có kế hoạch bảo vệ quan điểm của họ. Một phát ngôn của Snapchat cho biết, công ty rất mong muốn được thảo luận, là "cách tiếp cận để đảm bảo an toàn, quyền riêng tư và khỏe mạnh của cộng đồng Snapchat của chúng tôi". Mạng xã hội TikTok khẳng định sẽ tham dự phiên điều trần. Mạng YouTube chưa phản hồi về việc này.

BẢO KHÁNH
Đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

2 năm trước

Sáng nay (ngày 20/10), tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo Tổng kết Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giá tại Việt Nam ( gọi tắt là Dự án). Tham...
Đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

Đề xuất chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch Covid-19

2 năm trước

(Dân sinh) - Chiều nay 19/10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cùng một số cơ quan liên quan về tình hình thực hiện công tác hỗ trợ trẻ em...